Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

TT Dũng: 'Không vì Vinashin mà từ bỏ ngành đóng tàu'

Hoan hô Thủ tướng Dũng sáng suốt. Không thể vì Vinashin mà từ bỏ ngành đóng tàu. Nhưng tôi tin rằng nếu Bác vẫn làm Thủ tướng thì không chỉ ngành đóng tầu mà tất cả các ngành kinh tế của Việt Nam đều sẽ không thể phát triển, vì thực sự bác vừa không có tâm với nền kinh tế, vừa không có năng lực quản lý nó. Từ khi đổi mới đến nay chưa bao giờ nền kinh tế thê thảm thế này, tham nhũng khủng khiếp thế này, các doanh nghiệp nhà nước ăn tàn phá hoại thế này..., đó là lỗi điều hành của Bác. Giá như bác chuyển sang là Tổng bí thư, Chủ tịch nước hay Chủ tịch Quốc hội thì tốt cho đất nước hơn.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: 'Không vì Vinashin mà từ bỏ ngành đóng tàu'
Thủ tướng nói những yếu kém của Vinashin không phải là yếu kém của ngành đóng tàu, mà là yếu kém trong lãnh đạo quản lý, quản trị doanh nghiệp, quản lý tài chính, quản lý đầu tư...
Báo điện tử Chính phủ đưa tin, nhân chuyến làm việc với Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy (SBIC) tại Quảng Ninh ngày 4.6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh chủ trương phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển là chủ trương đúng đắn của đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế biển.

Thủ tướng nhận định những năm qua, ngành đóng tàu Việt Nam đã có bước tiến dài, các kỹ sư, công nhân đã đóng được nhiều thế hệ tàu hiện đại, có chất lượng, thời gian đóng nhanh. Do đó, phải tiếp tục khẳng định và phát triển ngành đóng tàu, vừa đáp ứng cho nhu cầu trong nước, phục vụ cho đánh bắt thủy hải sản, vận tải, bảo đảm an ninh, quốc phòng trên biển... vừa đáp ứng cho xuất khẩu.

Và những yếu kém của Vinashin không phải là yếu kém của ngành đóng tàu, mà là yếu kém trong lãnh đạo quản lý, quản trị doanh nghiệp, quản lý tài chính, quản lý đầu tư. Những yếu kém này đã được nhìn nhận nghiêm túc và xử lý kiên quyết, nghiêm minh và khẳng định quan điểm không vì những yếu kém của Vinashin mà chúng ta từ bỏ ngành đóng tàu.

Từ quan điểm đó, lãnh đạo đảng, Nhà nước đã quyết định tái cơ cấu Vinashin, giữ lại thành Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy (SBIC), với 8 doanh nghiệp chủ lực, chiếm khoảng 70% năng lực đóng tàu của cả nước.

Quyết định chuyển đổi Vinashin thành SBIC theo quyết định 3287/QĐ của Bộ Giao Thông vận tải ngày 21.10.2013 từng gây nên nhiều phản ứng trong dư luận và báo chí, khi cho rằng đó là kiểu "bình mới rượu cũ", khó có kết quả.

Hơn nữa, trách nhiệm của SBIC lại rất nặng nề, được đánh giá là khó thực hiện. Cụ thể: SBIC phải sắp xếp 234 doanh nghiệp thuộc cơ cấu Vinashin trước đây; cổ phần hóa, bán, chuyển nhượng vốn, chuyển giao, sáp nhập 69 doanh nghiệp; bán, giải thể, phá sản 165 doanh nghiệp. Đặc biệt, trong thời gian chuyển đổi mô hình tổ chức, các lãnh đạo doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản, tiền vốn của đơn vị, không để hư hỏng, hao hụt, thất thoát...

Và hiện nay, mặc dù SBIC cùng 8 công ty con đang nhận nhiệm vụ nhanh chóng hoàn thiện các tàu hiện đại cho lực lượng kiểm ngư và ngư dân nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn yêu cầu SBIC tiếp tục tập trung thực hiện công tác tái cơ cấu, đặc biệt là tái cơ cấu tài chính và xử lý nợ, tái cơ cấu sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động; đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp trực thuộc; quan tâm nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hai trọng trách trong cùng một thời gian. Một thử thách lớn đối với SBIC.

Thi Anh (Một thế giới)

Socializer Widget By Blogger Yard
SOCIALIZE IT →
FOLLOW US →
SHARE IT →

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...